Tượng Đức Phật Đản Sanh thường được tạo để kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật Siddhartha Gautama, còn được gọi là Lễ Vesak. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong đạo Phật, được ăn mừng bởi người theo đạo Phật trên khắp thế giới.Tượng Đức Phật Đản Sanh thường được chế tác theo nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ, kim loại, hoặc thậm chí thủy tinh. Kích thước và kiểu dáng của tượng có thể khác nhau tùy theo sở thích và phong cách của người tạo. Một số tượng có thể được tạo lớn và được đặt tại các chùa, ngôi đền, hoặc các nơi linh thiêng, trong khi những tượng nhỏ hơn có thể được sử dụng để trang trí tại nhà hoặc trong các nơi cầu nguyện cá nhân.Mục tiêu của việc tạo tượng Đức Phật Đản Sanh là để tôn vinh và nhớ đến cuộc đời và công đức của Đức Phật, cũng như để tạo điều kiện cho người theo đạo Phật có cơ hội để thực hành và nhớ đến lời dạy của Ngài.
Mời bạn đón đọc bài viết bên dưới của phúc lộc thành về tượng Đức Phật Đản Sanh nhé.
Đức-Bồ-Tát Tái-Sinh Đầu Thai Làm Người
Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu quyết định chuyển kiếp thiên-nam (chết) ở cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà- thiên) tái-sinh đầu thai vào lòng mẫu hậu Mahāmayā- devī, Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana tại kinh-thành Kapilavatthu vào ngày thứ năm, nhằm ngày rằm tháng sáu lúc canh chót.
Chánh-Cung Hoàng-Hậu Mahāmayādevī Thấy Mộng Lành
Vào ngày rằm tháng sáu (âm-lịch), Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī của Đức-vua Suddhodana đến hầu vị Đạo-sư Kāḷadevila xin thọ trì bát-giới uposathasīla. Canh chót đêm ấy, trước khi Đức-Bồ-tát tái-sinh đầu thai, Bà Mahāmayādevī nằm mộng thấy tứ Đại-Thiên-vương cung nghinh bà lên núi Himavanta, đặt bà nằm trên một tảng đá lớn gần hồ Anotatta. Sau đó, có 4 Chánh-cung Hoàng-hậu của tứ Đại-Thiên-vương cùng chư-thiên-nữ đến tắm sạch sẽ cho bà, xoa các thứ vật thơm của cõi trời, dâng những đóa hoa trời xinh đẹp, rồi cung nghinh bà đến một ngọn núi bằng bạc, có một lâu đài bằng vàng nguy nga tráng lệ và đặt bà nằm nghiêng bên phải nghỉ ngơi nơi đó.
Khi ấy, một con bạch tượng cao thượng hiện đến lâu đài bằng vàng nơi Bà đang nằm nghỉ ngơi, con bạch tượng ấy đi vòng quanh nơi Bà nằm 3 vòng rồi chui vào hông phía bên phải của bà.
Khi Bà Mahāmayādevī đang nằm mộng, đó cũng là lúc Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu chuyển kiếp thiên- nam (chết) ở cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên), đồng thời với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động làm phận sự tái-sinh đầu thai vào lòng mẫu-hậu Mahāmayādevī, nhằm vào ngày thứ năm canh chót đêm rằm tháng sáu (âm-lịch).
Khi ấy, Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī có tuổi thọ được 55 năm 6 tháng 20 ngày(1). Ngay lúc ấy, trái đất rùng mình rung chuyển và có 32 hiện tượng xảy ra chưa từng thấy bao giờ. Chư-thiên, phạm-thiên trong 10 ngàn thế giới chúng-sinh vô cùng hoan hỷ loan báo tin lành rằng:
“Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã tái-sinh rồi!”
Quân Sư Bà-La-Môn Đoán Mộng
Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī đã trải qua giấc mộng lành và sau khi tỉnh dậy, bà đến chầu Đức- vua Suddhodana và tâu trình lên Đức-vua về giấc mộng vừa qua. Sáng sớm hôm sau, Đức-vua Suddhodana bèn truyền lệnh cho mời nhóm Bà-la-môn quân sư vào triều yết kiến. Sau khi thiết đãi và ban thưởng xong, Đức-vua bèn tường thuật lại giấc mộng canh chót đêm trước của Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī cho nhóm quân sư Bà-la-môn nghe, để họ cùng nhau tiên đoán.
Đức-vua truyền hỏi rằng:
– Thưa quân sư, giấc mộng như vậy có ý nghĩa như thế nào? Xin quý quân sư tâu cho Trẫm được rõ.
Một vị Bà-la-môn trưởng bèn tâu rằng:
– Muôn tâu Đại-vương, xin Đại-vương an tâm, Chánh- cung Hoàng-hậu đã thụ-thai, thai-nhi không phải là Công- chúa mà chắc chắn là Thái-Tử, Bậc cao thượng nhất.
Nếu Thái-Tử sống trong triều thì sẽ là Đức Chuyển- luân Thánh-vương trị vì thiên-hạ có 4 biển làm ranh giới.
Nếu Thái-Tử bỏ cung điện đi xuất gia, thì sẽ là Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác cao thượng nhất trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh.
Oai Lực Kiếp Chót Của Đức-Bồ-Tát
Từ khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót tái- sinh đầu thai vào lòng mẫu-hậu, do oai lực của Đức-Bồ- tát Chánh-Đẳng-Giác, nên ngày đêm tứ Đại-Thiên- vương theo hầu, để tỏ lòng cung kính, không phải theo hộ-trì Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī, bởi vì, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có oai lực phi thường, nên không có một ai có thể làm hại Bà được.
Mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có giới- đức tự nhiên, nên Bà không phải đến hầu vị Đạo-sư Kāḷadevila để xin thọ giới như trước đây nữa. Thân và tâm của Bà thường an-lạc.
Tâm tham muốn trong dục lạc không hề phát sinh và khi Đức-vua Suddhodana nhìn thấy Bà liền phát sinh đại-thiện-tâm trong sáng, nên Đức-vua rất tôn trọng Bà.
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát triển và tăng trưởng ở trong bào thai mẫu-hậu, như ở trong một căn phòng sạch sẽ và sang trọng. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ngồi kiết già như vị Pháp-sư đang ngồi trên pháp-tòa, cho đến khi tròn đủ 10 tháng.
Đức-Bồ-Tát Đản-Sinh
Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī biết gần đến ngày đản-sinh Thái-tử, theo truyền thống, Bà đến chầu Đức-vua Suddhodana bèn tâu rằng:
– Muôn tâu Bệ hạ, thần thiếp xin phép trở về cố quốc Devadaha để sinh hạ Thái-tử.
Đức-vua Suddhodana chuẩn tấu lời xin của Bà và truyền lệnh cho các quan sửa sang đường sá bằng phẳng, trang hoàng đẹp đẽ từ kinh-thành Kapilavatthu cho đến kinh-thành Devadaha, để tiễn đưa Chánh-cung Hoàng- hậu Mahāmayādevī trở về cố quốc. Đức-vua còn truyền lệnh làm một chiếc kiệu mới thật sang trọng để cho Bà Chánh-cung Hoàng-hậu ngự đi.
Mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng, Chánh-cung Hoàng- hậu Mahāmayādevī được thỉnh ngự lên chiếc kiệu, các quan khiêng chiếc kiệu đi từ kinh-thành Kapilavatthu đến kinh-thành Devadaha.
Trên đường, khi đoàn người vừa đến khu vườn Lumbīnī, hôm ấy, thật tuyệt vời! Cả muôn hoa đều đua nở và muôn chim cùng ca hót như hân hoan đón mừng một sự kiện trọng đại. Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī muốn dừng kiệu lại, ghé vào khu vườn Lumbīnī để du lãm.
Chư-Thiên, Chư Phạm-Thiên Tụ Hội
Khi bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī ngự vào khu vườn Lumbīnī, hôm ấy chư-thiên, chư phạm- thiên tụ hội tại khu vườn và cả vạn thế giới chúng-sinh vui mừng reo hò rằng:
“Hôm nay, tại khu vườn Lumbīnī này, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác sẽ đản-sinh ra đời khỏi lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī.”
Chư-thiên, chư phạm-thiên, tay cầm những món quà từ cõi trời như vật thơm trời, những đóa hoa trời, nhạc trời trỗi lên để cúng dường Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác, cùng với những chiếc lọng trắng che phủ khắp không gian.
Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī ngự đến một cây Sālā có thân to, cành cây đầy hoa đang nở rộ. Khi bà đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng vững vàng và trong tư thế dáng đứng này sẽ đản sinh ra Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng.
Khi ấy, các quan, các cung nữ che màn xung quanh nơi Bà đang đứng. Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahā- mayādevī đứng trong tư thế dáng đứng vững vàng.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao-thượng đản-sinh ra đời khỏi lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī bằng đôi chân ra trước, rồi xuôi hai tay, toàn thân mình sạch sẽ ra sau, một cách suôn sẽ an lành cả Đức-Bồ-tát lẫn mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát vào ban ngày thứ 6, nhằm ngày rằm tháng tư (âm-lịch). Khi ấy, hai dòng nước ấm và lạnh từ trên hư không chảy xuống làm cho sạch sẽ thân hình của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác và mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát.
Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng vừa ra khỏi lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayādevī, trước tiên 4 vị Đại-phạm-thiên có thiện-tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền-não, mỗi vị cầm mỗi chéo tấm lưới bằng vàng đón nhận Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác xong, rồi đưa trước mặt bà Chánh-cung Hoàng- hậu Mahāmayādevī và tâu rằng:
– Muôn tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, kính xin Bà phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ! Đây là Thái-tử của Bà, cũng là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng kiếp chót, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát là Bậc Đại-phước có nhiều oai lực nhất trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh muôn loài.
Sau đó, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng từ trên tay 4 vị Đại-phạm-thiên được trao sang cho 4 vị Tứ Đại-thiên-vương đón tiếp bằng tấm da mềm mại, một lần nữa, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng từ trên tay 4 vị Tứ Đại-thiên-vương được trao sang cho các quan đón tiếp bằng tấm vải trắng tinh.
Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng từ trên tay các quan, bước xuống đạp trên mặt đất bằng đôi bàn chân bằng phẳng. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng đứng quay mặt nhìn về hướng Đông, chư- thiên và nhân-loại dâng hoa cúng dường Đức-Bồ-tát, rồi tán dương ca tụng rằng:
– Kính bạch Đức Đại-nhân, tất cả chúng-sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.
Tiếp đến, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng quay mặt nhìn về hướng Nam, …, hướng Tây, …, hướng Bắc, …, hướng Đông Nam, …, hướng Tây Nam, …, hướng Tây Bắc, …, hướng Đông Bắc, trong tám hướng, mỗi hướng chư-thiên và nhân-loại đều dâng hoa cúng dường Đức-Bồ-tát, rồi tán dương ca tụng rằng:
– Kính bạch Đức Đại-nhân, tất cả chúng-sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cúi mặt nhìn xuống hướng dưới, rồi ngẩng mặt nhìn lên hướng trên, chư- thiên, chư phạm-thiên đều dâng hoa tán dương và ca tụng:
– Kính bạch Đức Đại-nhân, chư-thiên, chư phạm-thiên hướng trên này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có chư-thiên, chư phạm-thiên nào cao thượng hơn Ngài.
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng đứng nhìn về hướng Bắc rồi bước đi 7 bước, bước đầu tiên Đức- Bồ-tát bước bằng chân phải. Khi Đức-Bồ-tát Chánh- Đẳng-Giác cao thượng bước đi, Đức-vua-trời Phạm- thiên cầm chiếc lọng màu trắng che cho Đức-Bồ-tát, Đức-vua Suyāma cầm quạt lông, còn 3 thứ khác là đôi hia, gươm báu, vương miện, mỗi Đức-vua-trời cầm mỗi thứ đi theo sau Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng.
(theo cuốn Tam Bảo do Ngài Trưởng Lão Hộ Pháp biên soạn trong bộ Nền Tảng Phật Giáo)
Ngoài tượng Phật, Phúc Lộc Thành còn được biết đến là địa chỉ cung cấp các vật phẩm phong thuỷ chất lượng, giá tốt chẳng hạn như quả cầu đá thạch anh. Ghé Phúc Lộc Thành tìm hiểu rõ hơn về vật phẩm này nhé.
Tượng Đức Phật Đản Sanh (Đức Bồ Tát Thái Tử Siddhattha Đản Sanh)