Giải đáp ý nghĩa con mèo trong 12 con giáp

Con Mèo trong 12 con giáp ava

Mèo là một loài động vật thân thiết với con người, được yêu thích như một thú cưng trên toàn thế giới. Mỗi nền văn hóa đều gắn hình tượng mèo với những ý nghĩa khác nhau trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Vậy “con Mèo trong 12 con giáp” có ý nghĩa ra sao, mời bạn đọc cùng Phúc Lộc Thành tìm hiểu nhé.

Con Mèo trong 12 con giáp

Ngày xưa, Mèo và Chuột sống rất hòa thuận với nhau. Một ngày kia, Ngọc Hoàng Đại Đế truyền lệnh cho 12 con vật cầm tinh đến điện Kim Môn để được chọn. Các loài vật nhận được thông báo liền chờ ngày lên thiên đình.

Mèo và Chuột là bạn thân, nên cả hai hẹn nhau đi lên điện Kim Môn. Tuy nhiên, Mèo có tật ngủ quên và sợ không dậy kịp giờ, nên đã yêu cầu Chuột gọi mình khi nào đi. Nhưng Chuột rất tinh ranh và không nghĩ cần phải gọi Mèo đi cùng, nên đến ngày lên điện Kim Môn, sáng sớm Chuột đã đi mà không gọi Mèo.

Mèo đã tỉnh dậy khi mặt trời đã lên cao, biết rằng đã muộn nhưng vẫn đi lên điện Kim Môn. Tại đó, Mèo nhận ra rằng 12 con vật đã được chọn là: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Lợn. Các con vật đua tranh để đạt vị trí cao nhất, vì vậy Ngọc Hoàng Đại Đế đã tổ chức một cuộc thi do Hằng Nga làm giám khảo.

Tuy nhiên, Hằng Nga thích con Thỏ nên đã xin Ngọc Hoàng Đại Đế được đem về cung nuôi dưỡng. Vị trí của con Thỏ đã được thay thế bằng Mèo, và Mèo đã được xếp vào vị trí thứ 4 trong danh sách 12 con vật cầm tinh cho con người.

Dù đã may mắn được chọn nhưng Mèo vẫn tức giận với Chuột. Từ đó, Mèo luôn đuổi theo và cố bắt giết Chuột để ăn thịt, và mối thù giữa Mèo và Chuột từ đó đã truyền kiếp.

Trong 12 con giáp, Mèo được xem là hiện thân của con vật có khả năng quan sát đặc biệt, bình tĩnh và khôn ngoan. Theo quan niệm dân gian, người cầm tinh con Mèo sở hữu nhiều ưu điểm, vì họ luôn khéo léo trong giao tiếp và nhanh nhạy trong cuộc sống, dễ dàng đạt được thành công.

Con Mèo trong 12 con giáp

Con Mèo không chỉ được yêu thích tại Việt Nam mà còn là loài vật được coi là biểu tượng của sự may mắn và mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới.

Có thể bạn cũng muốn biết thêm thạch anh tóc vàng hợp mệnh gì, ghé trang tin của Phúc Lộc Thành tìm hiểu hiểu chủ đề thú vị này nhé!

Ý nghĩa con mèo tại các nước, khu vực trên thế giới

Nhật Bản – mèo may mắn 

Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, mèo vẫn được coi là biểu tượng của sự xảo quyệt và sức mạnh siêu nhiên. Tuy nhiên, trong khi mèo đuôi dài được coi là “mao hữu” (mèo ác) thì mèo đuôi cộc lại được coi là biểu tượng của triển vọng tốt đẹp và tương lai ở Nhật Bản.

Hình tượng mèo may mắn được phát triển từ Nhật Bản và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á khác, bao gồm cả Việt Nam. Mèo may mắn, còn gọi là “maneki-neko”, là một chú mèo cộc đuôi, ngồi thăng bằng với hai chân sau và một chân trước giơ lên cao. Trong văn hóa Nhật Bản, khi muốn mời ai đó tới chỗ mình, người ta sẽ để lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón tay hướng xuống dưới.

Hình tượng mèo may mắn được phát triển từ Nhật Bản

Truyền thuyết về maneki-neko bắt đầu từ thời kỳ Edo và liên quan đến đền Gotoku-ji (phường Setagaya, Tokyo). Theo các nhà sử học, khi đang săn chim ưng, vị lãnh chúa suýt bị sét đánh trúng. Nhưng con mèo của sư trụ trì Tama đã giơ tay, ra hiệu cho lãnh chúa đi vào đền. Điều này giúp cho lãnh chúa thoát nạn và ông rất biết ơn con mèo.

Vị lãnh chúa đã phong cho con mèo làm “bảo hộ” của ngôi đền, nhận được sự tôn kính từ mọi người. Ông cũng hứa chu cấp tiền bạc để duy trì ngôi đền mãi về sau.

Ngày nay, đền Gotoku-ji còn được biết đến với tên “đền mèo”. Lý do là trong đền có hàng nghìn tượng maneki-neko với các kích cỡ khác nhau. Du khách có thể mua tượng tại đền để đem về nhà cầu bình an và may mắn.

Một truyền thuyết khác cũng được phổ biến ở Nhật Bản kể về maru-shime no neko (phiên bản khác của maneki-neko). Vào năm 1852, một bà lão sống ở Imado rất nghèo khổ đến nỗi không đủ tiền mua thức ăn cho con mèo của mình. Đêm đó, con mèo đã xuất hiện trong giấc mơ và bảo bà lão hãy làm những bức tượng về nó rồi may mắn sẽ đến.

Theo lời dặn, bà lão đã làm một bức tượng nhỏ hình con mèo và đến bán ở cổng ngôi đền gần đó. Bức tượng được nhiều người yêu thích và hỏi mua. Bà lão từ đó cũng thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Ngày nay, maneki-neko đã trở thành một biểu tượng may mắn ở nhiều quốc gia. Tượng của chú mèo này, với nhiều biến thể khác nhau, được đặt trong các cửa hàng, cơ sở kinh doanh để “hút khách” và cầu mong tài lộc.

Châu Âu – Mèo đen

Khác với các quốc gia châu Á, hình ảnh con Mèo lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau ở châu Âu, bao gồm cả may mắn và xui xẻo.

Ví dụ, ở Ireland, khi một con mèo đen đi qua trước mặt có nghĩa là bệnh tật sẽ đến. Tương tự, tại Roma, Moldavia và Cộng hòa Séc, quan niệm về việc một con mèo đen đi ngang qua trước mặt sẽ mang lại điềm xui vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhiều câu chuyện dân gian kể về một con mèo nằm cạnh một phù thủy mũi khoằm, khiến con vật này trở thành biểu tượng của những thế lực xấu xa mang đến tai họa. Điều này dẫn đến thông lệ săn mèo vào thời Trung cổ.

Khi khoa học phát triển, người ta đã có thể giải thích một phần nguyên nhân của các tai họa và không còn đổ lỗi cho mèo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tin rằng mèo đen mang lại vận xui.

Mèo đen châu âu

Ngược lại, ở Scotland, khi con mèo đen chạy vào nhà thì được coi là dấu hiệu của sự thịnh vượng cho gia chủ. Vì vậy, vợ của các ngư dân thường giữ mèo đen trong nhà bởi tin rằng chúng có thể ngăn chặn mọi điều xấu xảy ra với chồng họ khi trên biển.

Trong thần thoại Bắc Âu, Freyja – nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi – thường được miêu tả cưỡi trên một chiếc xe kéo bởi mèo.

Ai Cập – các vị thần

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với tình yêu và sự tôn trọng dành cho mèo. Họ đã tạo ra rất nhiều tác phẩm thủ công mỹ nghệ được lấy cảm hứng từ loài vật này. Từ những bức tượng to lớn hơn cả con người đến những món trang sức phức tạp, những tác phẩm nghệ thuật sống động này đã được lưu giữ qua hàng nghìn năm và vẫn giữ được chất lượng tuyệt vời đến tận ngày nay.

Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus đã ghi lại rằng, người Ai Cập cổ đại đã cạo lông mày của mình để thể hiện sự tôn trọng khi những con mèo của họ qua đời. Người dân Ai Cập cổ đại còn xây dựng cả “nghĩa trang vật nuôi” đầu tiên trên thế giới. Những nghĩa trang này có lịch sử gần 2000 năm và hầu hết những con mèo được chôn cất tại đó đều đeo vòng cổ bằng sắt và cườm.

Mèo Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại tin rằng các vị thần và những người cai trị cần phải có những phẩm chất giống như loài mèo. Mèo được coi là có một số tính cách lý tưởng, bao gồm yêu thương, nuôi dưỡng con cái và rất trung thành, nhưng đồng thời cũng có thể rất hung dữ, độc lập và quyết đoán.

Sự tôn sùng mèo của người Ai Cập lên đến đỉnh điểm với sự tôn thờ nữ thần đầu mèo Bastit – một trong những người con gái của thần mặt trời Ra trong văn hóa Ai Cập và là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc. Được biết đến như vị thánh bảo trợ, Bastite có đầu mèo trong thời bình và đầu sư tử trong thời chiến, bảo vệ nhà vua trên chiến trường. Nữ thần thường cầm một nhạc cụ gọi là trill và một thanh gỗ có hình đầu sư tử.

Tranh đá quý không chỉ có công năng trang trí, làm tăng vẻ đẹp sang trọng của nơi trưng bày mà còn mang ý nghĩa phong thủy may mắn. Vậy đâu là những mẫu tranh đá quý bạn nên trang bị cho phòng khách của mình? Chi tiết tại https://phuclocthanh.com/tranh-da-quy/

Phúc Lộc Thành hy vọng rằng với những thông tin thú vị trên bạn đã hiểu thêm về “ con Mèo trong 12 con giáp“. Chúc bạn sức khoẻ và thành đạt!

Related post