Từ xưa đến nay, chúng ta thường biết đến ngọc trai như là một loại hạt dùng để làm trang sức cho chị em. Ngọc trai mang một vẻ đẹp vô cùng quý phái với nhiều loại màu sắc khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thực sự ngọc trai là gì, đến từ đâu, và có bao nhiêu loại đang tồn tại. Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây của PHUC LOC THANH nhé!
Nguồn gốc của ngọc trai
Ngọc trai hay còn được gọi với tên Hán – Việt là trân châu. Ngọc trai được mô tả có hình cầu, cứng. Ngọc trai có thành phần chủ yếu là xà cừ. Nguồn gốc để hình thành ngọc trai cũng khá thú vị. Bởi theo nghiên cứu khoa học, ngọc trai được tạo ra từ các loài vật khác, chủ yếu là các loài thân mềm hay được hiểu là nhuyễn thể, ví dụ như con trai.
Từ lâu con người đã biết đến và vô cùng yêu thích loại hạt này. Đây được xem như một loại hạt quý, thường được sử dụng trong chế tạo trang sức. Ngoài ra, ngọc trai với đông y còn có mối liên hệ chặt chẽ. Trong Đông y đã chỉ ra rằng ngọc trai khi được xay nhuyễn có thể sử dụng chữa một số các loại bệnh như kinh phong, an thần, giải độc, mờ mắt, ù tai, .v..v.
Các mẫu nhẫn đá quý gắn ngọc trai được xem là trang sức có thiết kế độc đáo, sang trọng góp phần tạo điểm nhấn cho người đeo. Tìm hiểu ý nghĩa khi đeo nhẫn đá quý ngọc trai tại đây ngay.
Về đặc điểm tự nhiên, ngọc trai có độ bóng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ phản xạ và khúc xạ ánh sáng từ những lớp trong mờ. Ngoài ra, để lựa chọn một viên ngọc trai đẹp, người ta thường sẽ chú ý đến độ dày và nhiều của lớp màng trong mờ này. Nhìn chung, ngọc trai thường có màu trắng, kem, phớt hồng, hoặc một số mang màu sắc khá lạ như vàng, xanh lá, nâu, tím, đen.
Phân loại ngọc trai
Hiện nay, ngọc trai khá phổ biến và có nhiều hình thức khác nhau để phân loại hạt này. Có hai nhóm phân loại như sau: phân loại theo nguồn gốc và phân loại theo quá trình hình thành ngọc trai.
Phân loại theo nguồn gốc
Trong phân loại theo nguồn gốc, ngọc trai được chia nhỏ làm hai loại, đó là nước mặn và nước ngọt. Đây là cách phân loại dựa trên vị trí địa lý. Theo đó, ngọc trai nước mặn được sinh ra từ biển, hình thành bên trong các con hàu, hay điệp. Trên thế giới hiện nay có ngọc trai Nam Hải, Akoya và Tahiti, nổi tiếng về loại ngọc trai nước mặn. Ở Việt Nam, ngọc trai nước mặn thường được nuôi cấy ở Cô Tô, Nha Trang và Phú Quốc.
Ngược lại, ngọc trai nước ngọt được tìm thấy trong những loài thân mềm tồn tại ở nước ngọt như trai sò. Trung Quốc hiện là nơi sản xuất ra loại ngọc trai nước ngọt với số lượng lớn nhất Thế Giới.
Ngọc ốc giác vàng là một loại ngọc nổi tiếng có giá trị cao, khiến cả thế giới đều mong muốn sở hữu được nó. Vậy ngọc ốc giác là gì, có giống gì với ngọc trai không, ghé blog của Phúc Lộc Thành tìm hiểu nhé.
Phân loại theo quá trình hình thành ngọc trai
Dựa theo quá trình nuôi và hình thành, ngọc trai gồm có hai loại: ngọc trai tự nhiên và ngọc trai nhân tạo. Ngọc trai tự nhiên được hình thành từ tự nhiên, không cần sự trợ giúp của con người. Theo đó, ngọc trai được hình thành do một vật thể lạ như hạt cát rơi vào thân của loài vật thân mềm như con trai, .v..v. Loài vật này sau đó sẽ tiết ra lớp xà cừ đặc biệt bọc lấy vật thể đó. Sau một thời gian, nó sẽ tạo ra ngọc trai.
Với ngọc trai nhân tạo thì được hình thành bởi con người tác động. Quá trình được làm tương tự như ngọc trai tự nhiên. Tuy nhiên, người nuôi sẽ cấy vào thân trai, chăm sóc thường xuyên tại các khu riêng biệt.
Trên đây là một số phân tích để bạn hiểu rõ hơn ngọc trai là gì và cũng như cách phân loại hạt này. Hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin bổ ích nhất.